AnyMind Group ra mắt “Báo cáo Thị trường Thương mại điện tử khu vực Đông Á”, tổng hợp insights từ các chuyên gia thương mại điện tử của công ty tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan. Báo cáo cung cấp các phân tích chuyên sâu về hành vi người tiêu dùng và thị trường thương mại điện tử tại Đông Á, nhằm hỗ trợ các thương hiệu và doanh nghiệp hiểu rõ hơn về thị trường cũng như sở thích của người tiêu dùng, từ đó lập kế hoạch chiến lược gia nhập thị trường tốt nhất. Đây là báo cáo tiếp theo của AnyMind Group, sau “Báo cáo Thị trường Thương mại điện tử Đông Nam Á.”
Thị trường thương mại điện tử tại khu vực Đông Á có nhiều tiềm năng phát triển vượt bậc. Năm 2023, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm 87% doanh số thương mại điện tử tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và 40% doanh số thương mại điện tử toàn cầu. Đến năm 2024, thị trường thương mại điện tử Đông Á ước tính đạt 4,20 nghìn tỷ USD, cho thấy đà tăng trưởng mạnh mẽ và tiềm năng cho các thương hiệu. Báo cáo cũng đề cập đến hành vi người tiêu dùng và xu hướng phát triển thương mại điện tử tại Đông Á.
Sự khác biệt trong hành vi tiêu dùng ảnh hưởng đến quyết định mua sắm
So với Đông Nam Á, hành vi người tiêu dùng tại các thị trường Đông Á có sự khác biệt rõ rệt, đòi hỏi chiến lược bán hàng khác nhau:
- Trung Quốc: Do tính cạnh tranh cao tại thị trường thương mại điện tử, người tiêu dùng Trung Quốc nhạy cảm về giá và có thói quen so sánh giá. Phí vận chuyển thấp hoặc miễn phí và giá trọn gói là động lực sẽ kích thích người tiêu dùng mua sắm.
- Nhật Bản: Người tiêu dùng Nhật Bản thích tích điểm, và đây cũng là động lực mua sắm tại thị trường này. Tập đoàn Rakuten đã phát triển chương trình khách hàng thân thiết mang tên: hệ sinh thái Rakuten, cho phép người tiêu dùng tích điểm qua thẻ tín dụng, giao dịch cổ phiếu, mua sắm và các dịch vụ khác.
- Hàn Quốc: Thị trường thương mại điện tử bị chi phối bởi các nền tảng nội địa. Người tiêu dùng Hàn Quốc rất trung thành với những nền tảng thương mại điện tử mà họ tin tưởng, và thường ưu tiên mua sắm trên các nền tảng nội địa nổi tiếng.
- Đài Loan: Người tiêu dùng Đài Loan thích miễn phí vận chuyển và sẵn sàng mua thêm sản phẩm để được miễn phí vận chuyển. Bị ảnh hưởng bởi mạng xã hội, thị trường cũng ưa chuộng các mô tả sản phẩm có hình ảnh và ngắn gọn.
- Hồng Kông: Tiện lợi là yếu tố quan trọng, với các hình thức thanh toán điện tử như PayMe, FPS và Alipay ngày càng trở nên phổ biến. Người tiêu dùng đang dịch chuyển sang thói quen mua sắm trên thiết bị di động và kỳ vọng trải nghiệm mua sắm liền mạch giữa online và offline.
Omnichannel và Social Commerce là hai xu hướng trọng tâm
Sự phát triển của công nghệ trong thương mại điện tử sẽ khác nhau tại mỗi thị trường, nhưng nhìn chung, trọng tâm của doanh nghiệp vẫn là chiến lược đa kênh, ưu tiên di động và social commerce:
- Thị trường bán lẻ quyết định nền tảng được ưa chuộng: Ở các thị trường như Nhật Bản và Đài Loan, bán lẻ truyền thống chiếm ưu thế. Theo đó, các thương hiệu tập trung vào trang web chính thức của thương hiệu và sàn thương mại điện tử, phát triển trải nghiệm mua sắm đa kênh. Ngược lại, ở Trung Quốc, thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ và doanh nghiệp không có văn hóa phát triển trang web chính thức. Thay vào đó, các thương hiệu triển khai cửa hàng trực tuyến trên các nền tảng thương mại điện tử phổ biến, ưu tiên mua sắm trên thiết bị di động.
- Social commerce có nhiều tiềm năng phát triển: Social commerce đã lan rộng khắp châu Á, trong đó Trung Quốc là thị trường dẫn đầu trong lĩnh vực này. Người tiêu dùng có thể mua sắm ngay trên các nền tảng xã hội mà không cần rời khỏi trang, được hỗ trợ bởi cơ sở hạ tầng kỹ thuật toàn diện. Ở các thị trường như Nhật Bản, Hồng Kông và Đài Loan, social commerce chủ yếu tập trung vào tiếp thị người ảnh hưởng, đồng thời mở rộng ra các ứng dụng social commerce khác nhau, hứa hẹn tiềm năng tăng trưởng trong tương lai.
Về việc ra mắt báo cáo, ông Akinori Kubo, Giám đốc Điều hành Thương mại Điện tử tại AnyMind Group chia sẻ: “Thị trường Đông Á và Đông Nam Á có nhiều tiềm năng phát triển trong lĩnh vực thương mại điện tử, trở thành lựa chọn hàng đầu cho các thương hiệu xuyên biên giới. Chúng tôi cam kết cung cấp cho thương hiệu các phương pháp tăng trưởng hiệu quả và bền vững nhất. Trong bối cảnh thương mại điện tử đa dạng và hành vi tiêu dùng khác nhau giữa các thị trường, mô hình BPaaS (Business-Process-as-a-Service) sẽ giúp thương hiệu tận dụng đội ngũ nhân sự của chúng tôi tại châu Á cũng như nền tảng dữ liệu thương mại điện tử để hiểu sâu hơn về nhu cầu của từng thị trường, từ đó dễ dàng mở rộng ra thị trường nước ngoài, hiện thực hóa sứ mệnh của công ty chúng tôi là ‘Xóa bỏ mọi ranh giới trong kinh doanh.”